Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

Máy lạnh ôtô: Những thắc mắc cơ bản p2

Máy lạnh ôtô: Những thắc mắc cơ bản p2
1/Các hỏng hóc thường gặp:

Hiện nay trên ôtô các thiết bị làm lạnh hầu hết là một trong những thiết bị cần phải có. Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu bất bình thường nào của điều hòa bạn nên đến trung tâm sửa chữa để kiểm tra, thông thường chúng hay gặp những dấu hiệu dưới đây:

- Hỏng hóc đầu tiên mà chúng tôi muốn nói tới đó là chất làm lạnh không đủ hay dây cua-roa nối động cơ với máy nén bị chùng, dẫn đến thất thoát công và máy nén không thể nén chất làm lạnh đến áp suất cần thiết nên khi chúng ta sờ vào ống dẫn ga, thấy ấm ở đường cao áp và mát ở đường thấp áp.

- Trục trặc thứ hai thường gặp đó là dàn lạnh quá bẩn khiến dòng gió bị cản, tản nhiệt ra xung quanh khiến hiệu quả làm lạnh giảm. Bạn nên làm sạch giàn lạnh khi kiểm tra thấy dây cao áp và dây thấp áp vẫn bình thường.

- Và đôi lần bạn thấy điều hòa bỗng nhiên không có gió mát, hiện tượng này bắt nguồn từ các nguyên nhân: Dây cua-roa nối động cơ với máy nén bị đứt; khớp ly hợp máy nén gặp vấn đề nên khi bật công tắc, máy nén không nhận được năng lượng từ động cơ; van giãn nở trục trặc; sự cố với mạch điện hay do đường dẫn hở khiến khí mát thất thoát hết, không làm lạnh được hoặc nơi chất làm lạnh thoát ra thường có bụi bám nhiều nên bạn có thể phát hiện một cách khá dễ dàng.

2/Cách kiểm tra sơ bộ hệ thống làm lạnh

- Khi hệ thống làm lạnh hoạt động bình thường, đường ống phía có áp lực cao sẽ nóng và phía có áp lực thấp sẽ lạnh. Có hai cách để xác định đường ống thuộc phía áp lực nào:
+ Đường ống phía áp lực cao thường có đường kính nhỏ hơn đường ống phía áp lực thấp.
+ Vào những ngày ẩm ướt sẽ có những giọt nước hoặc tuyết bám vào đường ống phía áp lực thấp.
- Khi đó cách kiểm tra hệ thống làm lạnh đơn giản nhất và nhanh nhất là sờ vào các đường ống của hệ thống lạnh. Đường ống có áp lực cao phải nóng. Đường ống có áp lực thấp phải lạnh.
- Dọc theo đường ống phía áp lực cao hoặc phía áp lực thấp mà có sự thay đổi nhiệt độ thì bên trong đường ống có những chỗ bị hẹp (bị nhỏ lại) do móp - bẹp, tắc nghẽn...
- Nếu máy nén hoạt động mà không có sự khác biệt nhiệt độ giữa các đường ống ở phía áp lực cao và phía áp lực thấp thì chất làm mát trong hệ thống ít hoặc không có.
- Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ khí lạnh để đánh giá khả năng làm lạnh.
Đặt một nhiệt kế trong cửa thoát khí chính giữa trên bảng điều khiển (táp-lô). Đóng kín các cửa xe và chạy máy lạnh trong 5 phút. Sau đó, trong chu kỳ máy nén đang hoạt động (ga-răng-ty lớn), tiến hành đọc chỉ số đo của nhiệt và so với bảng dưới đây để xác định khả năng làm lạnh của hệ thống:
Nhiệt độ môi trường/ Nhiệt độ khí lạnh (đơn vị đo: độ C)
21/ 2-8 26.5 / 4-10 32/7-13 37.5/10-17 43/13-21 (chỉ số cụ thể tuỳ thuộc vào từng loại xe).
Nếu nhiệt độ khí lạnh nằm trong khoảng cho phép là được, còn nếu lớn hơn thì chắc chắn hệ thống lạnh có vấn đề và bạn nên mang đến trung tâm để kiểm tra.

Máy lạnh ôtô: Những thắc mắc cơ bản

Máy lạnh ôtô: Những thắc mắc cơ bản

Mùa hè đến, máy lạnh xe hơi lại trở thành vấn đề hot trên từng cây số của những người sử dụng phương tiện giao thông. Cũng giống như sự bất thường của thời tiết, hệ thống này trên xe hơi thường có những sự cố bất thường khiến cho người ngồi chẳng hề cảm thấy dễ chịu trong không khí oi bức.


Sơ đồ của hệ thống máy lạnh trên ôtô
Tư vấn kỹ thuật máy lạnh của Vico cho biết với một số trường hợp, khách hàng hoàn toàn có thể tự xử lý hoặc nếu đưa xe đến các trung tâm dịch vụ tin cậy thì chi phí cũng rất thấp. Tuy nhiên, nếu đưa xe đến các địa chỉ không tin cậy, ham lợi thì có thể khách hàng sẽ bị mất rất nhiều tiền. Autonet đã cùng Vico Auto để tổng hợp những thắc mắc thường gặp nhất về hệ thống máy lạnh ôtô:

1. Hệ thống điều hoà vẫn làm việc bình thường nhưng không mát hoặc rất yếu.

Lúc này có hai tình huống xảy ra. Thứ nhất là với xe còn mới, được bảo dưỡng bảo trì tốt, thì hầu hết các trường hợp này xảy ra là do bộ lọc gió của hệ thống điều hoà đã bị tắc. Trong quá trình sử dụng xe, tuỳ điều kiện địa hình vận hành, bụi bẩn dần dần bám vào lưới lọc, nhiều quá sẽ kết tảng dày (ảnh) khiến cho gió bị quẩn trong dàn lạnh mà không vào được ca-bin xe.

Cách duy nhất để khắc phục là vệ sinh tấm lưới lọc. Trên các dòng xe du lịch hiện đại tay lái thuận, tấm lưới lọc này thường nằm bên trong hốc được bố trí sâu trong hộp đựng găng tay. Có trường hợp chỉ cần mở hộp găng tay, cậy nắp hốc lọc gió là có thể lấy được lưới lọc, có trường hợp phải tháo cả nắp hộp mới có thể thao tác. Dùng súng sịt hơi để thổi sạch bụi bẩn bám trên tấm lưới rồi lắp lại bình thường. Tấm lưới cần được vệ sinh hàng tháng, thậm chí hàng tuần nếu xe thường xuyên được sử dụng ở những nơi nhiều bụi bặm như công trường, đường đất...
Với các loại xe đã qua sử dụng lâu năm thì nguyên nhân có thể phức tạp hơn thế rất nhiều. Đó có thể là do dây cua-roa dẫn động lốc máy lạnh bị trùng và trượt. Tiếp đó, hệ thống có thể bị hao ga do các đường ống bị lão hoá, rò rỉ hoặc các gioăng bị hở. Với các tình huống này, chủ xe cần mang xe đến các trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp để được xử lý bằng thiết bị máy móc chuyên dùng.

2. Hệ thống máy lạnh vẫn làm việc bình thường, có mát nhưng không sâu

Về trường hợp này, nguyên nhân cũng có thể là do xảy ra các sự cố như trường hợp thứ nhất nhưng ở mức độ nhẹ. Nhưng còn có một nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng mà chủ xe có thể tự xử lý ở một mức độ nhất định trên nhiều dòng xe, đó là dàn nóng và dàn lạnh bị bẩn. Dàn nóng bẩn sẽ toả nhiệt kém làm giảm hiệu quả làm mát của dung môi (ga), còn dàn lạnh bị bẩn sẽ khiến không khí lạnh không lan toả được ra xung quanh để lùa vào khoang xe.

Với các dòng xe mà dàn nóng được bố trí thông thoáng phía trước của khoang máy, chủ xe cần yêu cầu vệ sinh bằng nước hoặc kết hợp hoá chất chuyên dùng trong quá trình rửa xe. Để làm công việc này được hoàn hảo, người rửa xe cũng cần có chuyên môn để không làm ảnh hưởng đến các hệ thống trong khoang máy, đặc biệt là hệ thống điện. Việc vệ sinh dàn lạnh đòi hỏi phải được tiến hành bởi các kỹ thuật viên có tay nghề thực thụ, bởi việc vệ sinh bộ phận này tương đối phức tạp.

3. Hệ thống máy lạnh sau khi được bảo dưỡng và bổ sung thêm ga thì hầu như bị tê liệt và không hề mát
Thông thường, áp suất trong hệ thống máy lạnh được điều chỉnh ở mức độ nhất định. Quá trình bổ sung ga nếu được tiến hành ở những địa chỉ yếu kém về chuyên môn sẽ không thể kiểm soát được chính xác thông số áp suất ga. Trên nhiều dòng xe, nếu ga bị nạp quá nhiều, van an toàn sẽ tự động xả hết ga để bảo vệ hệ thống. Mất hoàn toàn áp suất, lốc điều hoà sẽ ngừng hoạt động.

Để khắc phục sự cố này, chủ xe chỉ còn cách mang xe đến các trung tâm chăm sóc uy tín để được trợ giúp.

4. Hệ thống điều hoà làm việc bình thường nhưng có mùi khó chịu

Đây có lẽ là thắc mắc chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những chủ xe gặp vấn đề về máy lạnh ôtô. Nguyên nhân của tình trạng này gồm cả khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do hệ thống thông gió mát vào trong khoang xe (gồm dàn lạnh, lưới lọc gió, quạt gió, các cửa gió và cảm biến nhiệt độ dàn lạnh) đã bị bẩn hoặc bị trục trặc. Nguyên nhân chủ quan có thể là người dùng xe để ca-bin bị bẩn lâu ngày với các tạp chất như mồ hôi, rác, mùi thuốc lá, mùi nước hoa, mùi thức ăn... bám cặn trong các ngóc ngách của nội thất xe. Khi máy lạnh hoạt động và lùa gió vào cabin, các tạp chất đó sẽ thừa cơ bốc ra.
Lưới lọc bị bụi bẩn bám nhiều gây tắc đường thông gió vào khoang xe
Với tình trạng này, chủ xe cần tiến hành dọn dẹp cabin xe, vệ sinh lưới lọc gió và kết hợp với các trung tâm chăm sóc xe để loại bỏ các nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan bằng các hoá chất vệ sinh nội thất ôtô chuyên dùng.

nguồn maylanhoto.com

Hệ Thống Điều Hòa Không khí Trên Ô Tô P2

Hệ Thống Điều Hòa Không khí Trên Ô Tô P2
Ly hợp điện từ (magnetic clutch)

Tất cả các máy nén của hệ thống lạnh trên ôtô đều được trang bị bộ ly hợp kiểu điện từ.

Khi động cơ hoạt động, pulley máy nén quay theo nhưng trục máy vẫn đứng yên cho đến khi bật công tắc A/C, bộ ly hợp điện từ sẽ khớp với pulley vào trục của máy nén cho trục khuỷu động cơ dẫn động.
Hình 2.1.22. Cấu tạo ly hợp điện từ

Khi bật công tắc máy lạnh A/C, dòng điện chạy qua cuộn dây của bộ ly hợp điện từ và sinh ra từ trường lớn. Lực điện từ kéo ly hợp vào pulley và nối chặt chúng lại với nhau và trục của máy nén quay cùng với pulley của máy nén.

3.3. Bộ ngưng tụ hay giàn nóng (condenser)

Bộ ngưng tụ được cấu tạo bằng một ống kim loại dài uốn cong thành hình chữ U nối tiếp nhau, xuyên qua vô số cánh tản nhiệt mỏng.
Hình 2.1.23. Cấu tạo giàn nóng

Công dụng của bộ ngưng tụ là làm cho môi chất lạnh đang ở thể hơi với áp suất và nhiệt độ cao từ máy nén bơm tới biến thành thể lỏng, ở nay nó tỏa ra một lượng nhiệt lớn. Hơi nóng của môi chất lạnh bơm vào bộ ngưng tụ qua ống nạp bố trí phía trên giàn ống dẫn và đi dần xuống phía dưới, nhiệt của môi chất lạnh truyền qua cánh tản nhiệt và được làm mát bằng gió.

3.4. Bình lọc và hút ẩm

Bình lọc và hút ẩm có vỏ làm bằng kim loại, bên trong có lưới lọc và túi chứa chất khử ẩm (desicant). Chất khử ẩm là một vật liệu có đặc tính hút ẩm lẫn trong môi chất rất tốt như oxyt nhôm, silica alumina và chất silicagel.
Hình 2.1.24. Cấu tạo bình lọc-bình hút ẩm

Trên bình lọc có trang bị van an toàn, van này mở khi áp suất trong bình lọc tăng lên đột ngột vì nguyên nhân nào đó. Sau khi môi chất được khử ẩm sẽ đi đến van tiết lưu.

Một số loại hệ thống lạnh có bình khử nước được lắp giữa bình lọc, hút ẩm và van tiết lưu. Bình khử nước một lần nữa hút sạch hơi nước còn sót lại trong môi chất lạnh có tác dụng bảo vệ van tiết lưu không bị đóng băng. Ngoài ra phần trên của bình lọc có bộ phận làm bằng kính trong suốt giúp cho quá trình quan sát, kiểm tra tình trạng của môi chất lạnh.

Một số loại có lắp cảm biến áp suất trên bình lọc. Tín hiệu áp suất cao của môi chất được chuyển thành tín hiệu điện áp báo về cho ECU để điều khiển tốc độ quạt và máy nén.

3.5. Van tiết lưu (expansion valve)

Van tiết lưu được lắp giữa bộ bốc hơi và bình lọc có tác dụng:

- Phối hợp với cảm biến nhiệt độ để điều khiển lưu lượng của môi chất lạnh và nhiệt độ của giàn lạnh.

- Giảm áp suất môi chất sau khi đi qua van tiết lưu.

Thông thường van tiết lưu có hai loại: loại hộp và loại dạng kim (hay loại thường).
Hình 2.1.25. Cấu tạo van tiết lưu

3.6. Bộ bốc hơi (evaporator) hay giàn lạnh

Môi chất sau khi qua van tiết lưu làm áp suất giảm nhanh, nhiệt nhận vào trong quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí này. Môi chất lạnh được dẫn đến giàn lạnh nhờ các ống xếp thành hình chữ U cùng với các cánh tản nhiệt. Tại đây, nhiệt độ thấp của giàn lạnh được dẫn ra ngoài bởi quạt giàn lạnh.

Hình 2.1.26. Cấu tạo giàn lạnh

Ở một số nước nhiệt độ thấp, giàn lạnh có hai nhiệt điện trở, một cho thiết bị chống đóng băng, một đóng vai trò là cảm biến giàn lạnh. Cảm biến giàn lạnh phát hiện nhiệt độ khí đi qua giàn lạnh và chỉ dùng cho hệ thống điều hòa không khí tự động điều khiển bằng bộ vi xử lý.

3.7. Mắt gas

Mắt gas cho phép quan sát dòng chảy của môi chất lạnh trong hệ thống lạnh. Nó dùng để kiểm tra mức độ điều đầy của môi chất lạnh.

Có hai loại mắt gas: một loại đặt ở ngõ ra của bình lọc gas và một loại đặt giữa bình lọc và van tiết lưu.


Hình 2.1.27. Cấu tạo mắt gas

3.8. Bộ tiêu âm (muffler)

Bộ tiêu âm có tác dụng giảm tiếng ồn phát sinh do máy nén. Thông thường bộ tiêu âm được lắp tại van xả của máy nén. Một vài kiểu kết cấu có bọc cao su bên ngoài của bộ tiêu âm ngăn tiếng ồn truyền vào xe. Ngoài ra, để giảm được lượng dầu bôi trơn ứ đọng trong bộ tiêu âm, cửa vào của nó bố trí bên trên, cửa ra được bố trí dưới đáy.

3.9. Quạt trong hệ thống lạnh

Quạt giàn lạnh có tác dụng thổi luồng không khí xuyên qua. Quạt trong hệ thống lạnh có hai loại:

- Loại cánh: thường lắp trước giàn nóng để giải nhiệt cho giàn nóng.

Hình 2.1.28. Cấu tạo quạt làm mát giàn nóng

- Loại lồng sóc: thường được lắp ở giàn lạnh để thổi khí lạnh vào trong xe.

Hình 2.1.29. Cấu tạo quạt làm mát giàn lạnh (kiểu lồng sóc)

3.10. Hệ thống đường ống áp thấp và áp cao.

Trong hệ thống lạnh trên ôtô có hai loại ống chính và cũng được phân thành hai nhánh riêng:

+ Nhánh có áp suất thấp được giới hạn bởi phần môi chất sau van tiết lưu và cửa vào (van nạp) của máy nén. Đường ống này có đường kính lớn và trở nên lạnh khi hệ thống hoạt động.

+ Nhánh có áp suất cao được giới hạn bởi phần môi chất ngay trước van tiết lưu và cửa ra (van xả) của máy nén. Đường kính đường ống của nhánh này nhỏ hơn nhánh trên và nhiệt độ cao hơn.

Hình 2.1.30. Hệ thống đường ống trong hệ thống lạnh

Ở trong khoảng nhiệt độ 25-30oC, áp suất trong hai nhánh có giá trị trong khoang:

- Nhánh áp suất thấp: 147.1-294.2 kPa (21.3-42.7 psi)

- Nhánh áp suất cao: 1372.9-1863.3 kPa (199.1-270.2 psi)

* Vật liệu ống dẫn:






Hình 2.1.31. Cấu tạo ống dẫn môi chất lạnh

1-Lớp chịu áp lực bằng polyester

2-Lớp cao su chịu giản nở

3- Lớp cao su phía trong

4-Lớp nhựa (nylon)


Các chế độ Hoạt Động Của Hệ Thống Điều Hòa:





Hệ thống điều khiển điện lạnh trong ô tô

Hệ thống điều khiển điện lạnh trong ô tô
Hệ thống lạnh trong xe có sự khác nhau theo từng thời kỳ, cũng giống như hệ thống ĐHKK của chúng ta vậy. Từ lúc phát triển thì xu thế sử dụng máy lạnh cửa sổ ( cục nóng lạnh chung) không còn nữa mà thay vào đó là hệ thống lạnh hiện đại đa công dụng và có tính thẩm mỹ cao.

Cũng như thế, các mẫu xe hiện nay cũng có nhiều cách thiết kế khác nhau, các mẫu xe gần đây không chỉ có công tắc quạt được kết nối bằng rơ le (nối tiếp, hoặc song song) mà còn điều chỉnh được dòng điện vào quạt điện bằng ECU động cơ và ECU của quạt làm mát. Phương pháp kết nối giữa rơle và quạt và thao tác đóng mở Rơle khác nhau theo từng loại xe.
Hiện tại chúng ta đang tìm hiểu hệ thống lạnh cho dân dụng cho các toà nhà, kho lạnh, bệnh viện… Tại sao chúng ta không tìm hiểu về hệ thống lạnh ôtô, vì hiện nay cũng là một trong những đề cập phát triển của đất nước mà chúng ta còn bỡ ngỡ trong vấn đề về hệ thống lạnh ôtô
MÔ TẢ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG LẠNH VỀ CÁCH ĐIỀU KHIỂN
Để vận hành điều hoà một cách bình thường hoặc để giảm hư hỏng đối với các bộ phận khi có hư hỏng xảy ra, các tín hiệu từ mỗi cảm biến hay công tắc được gửi tới bộ khuyếch đại điều hoà để điều khiển điều hoà.
- Điều khiển công tắc áp suất:
Công tắc áp suất dùng để phát hiện sự tăng lên không bình thường của áp suất môi chất và ngắt ly hợp từ để bảo vệ các bộ phận trong chu trình làm lạnh và dừng máy nén.
- Điều khiển nhiệt độ giàn lạnh:
Bộ điều khiển nhiệt độ bay hơi để phát hiện nhiệt độ bề mặt của giàn lạnh và đóng hay ngắt ly hợp từ để điều khiển sự hoạt động của máy nén sao cho giàn lạnh không bị phủ băng.
- Hệ thống bảo vệ đai dẫn động:
Hệ thống này dùng để xác định việc khoá máy nén, bảo vệ đai dẫn động khỏi bị lỏng bằng cách lắp ly hợp từ và làm cho đèn chỉ báo công tắc điều hoà (công tắc A/C) nhấp nháy.
- Hệ thống điều khiển máy nén 2 giai đoạn:
Hệ thống này dùng để điều chỉnh hệ số sử dụng của máy nén và cải thiện tính kinh tế nhiên liệu cũng như khả năng dẫn động.
- Bộ điều khiển điều hoà kép (máy lạnh ở sau):
Bộ phận này dùng để đóng ngắt van điện từ để điều khiển mạch môi chất kép.
- Điều khiển bù không tải:
Bộ phận này dùng để ổn định chế độ không tải của động cơ khi bật điều hoà.
- Điều khiển quạt điện:
Bộ phận này dùng để điều khiển quạt điện và cải thiện khả năng làm lạnh, tính kinh tế nhiên liệu và giảm ồn.
Điều khiển công tắc áp suất
1. Chức năng
Công tắc áp suất được nắp ở phía áp suất cao của chu trình làm lạnh. Khi công tắc phát hiện áp suất không bình thường trong chu trình làm lạnh nó sẽ dừng máy nén để ngăn không gây ra hỏng hóc do sự giãn nở do đó bảo vệ được các bộ phận trong chu trình làm lạnh.
2. Phát hiện áp suất thấp không bình thường
Working the compressor when Cho máy nén làm việc khi môi chất trong chu trình làm lạnh thiếu hoặc khi không có môi chất trong chu trình làm lạnh do rò rỉ hoặc do nguyên nhân khác sẽ làm cho việc bôi trơn kém có thể gây ra sự kẹt máy nén. Khi áp suất môi chất thấp hơn bình thường (nhỏ hơn 0,2 MPa (2 kgf/cm2)), thì phải ngắt công tắc áp suất để ngắt ly hợp từ.
3. Phát hiện áp suất cao không bình thường
Áp suất môi chất trong chu trình làm lạnh có thể cao không bình thường khi giàn nóng không được làm mát đủ hoặc khi lượng môi chất được nạp quá nhiều. Điều này có thể làm hỏng các cụm chi tiết của chu trình làm lạnh.
Khi áp suất môi chất cao không bình thường (cao hơn 3,1 MPa (31,7kgf/cm2)), thì phải tắt công tắc áp suất để ngắt ly hợp từ.
Điều khiển nhiệt độ giàn lạnh
Để ngăn chặn không cho giàn lạnh bị phủ băng, cần thiết phải điều khiển nhiệt độ bề mặt của giàn lạnh thông qua điều khiển sự hoạt động của máy nén.
Nhiệt độ bề mặt của giàn lạnh được xác định nhờ điện trở nhiệt và khi nhiệt độ này thấp hơn một mức độ nhất định, thì ly hợp từ bị ngắt để ngăn không cho nhiệt độ giàn lạnh thấp hơn 0°C (32°F). Hệ thống điều hoà có bộ điều chỉnh áp suất giàn lạnh không cần thiết điều khiển này.
Hệ thống bảo vệ đai dẫn động
1. Chức năng
Khi bơm trợ lực lái, máy phát điện và các thiết bị khác được dẫn động cùng với máy nén bằng đai dẫn động, nếu máy nén bị khoá và đai bị đứt, thì các thiết bị khác cũng không làm việc. Đây là một hệ thống bảo vệ đai dẫn động khỏi bị đứt bằng cách ngắt ly hợp từ khi máy nén bị khoá đồng thời hệ thống cũng làm cho đèn chỉ báo công tắc điều hoà nhấp nháy để thông báo cho người lái biết sự cố.
2. Cấu tạo
Bất kỳ khi nào khi máy nén làm việc tín hiệu được tạo ra trong cuộn dây của cảm biến tốc độ. ECU phát hiện sự quay của máy nén bằng cách tính toán tốc độ của tín hiệu.
3. Nguyên lý hoạt động
Hệ thống này sẽ so sánh tốc độ của động cơ với tốc độ của máy nén. Nếu sự chệnh lệch tốc độ vượt quá giới hạn cho phép, ECU sẽ tính toán và điều chỉnh để khoá máy nén để ngắt ly hợp từ. Đồng thời ECU cũng làm cho đèn công tắc điều hoà nhấp nháy để báo cho người lái biết về hư hỏng này
Hệ thống điều khiển máy nén 2 giai đoạn
1. Chức năng
Hệ thống này thay đổi thời điểm tắt máy nén theo nhiệt độ của giàn lạnh và điều khiển hệ số hoạt động của máy nén. Nếu hệ số hoạt động của máy nén thấp hơn, thì tính kinh tế nhiên liệu và cảm giác lái được cải thiện.
2. Nguyên lý hoạt động
Khi bật công tắc A/C, hệ thống này sẽ điều khiển sao cho nếu nhiệt độ được phát hiện bởi điện trở nhiệt thấp hơn khoảng 30C, thì máy nén bị ngắt và khi nhiệt độ cao hơn 40C, thì máy nén được bật. Đây là quá trình làm lạnh được thực hiện trong một dải mà ở đó giàn lạnh không bị phủ băng.
Khi bật công tắc ECON, hệ thống này sẽ điều khiển sao cho khi nhiệt độ được xác định bởi điện trở nhiệt thấp hơn 100C, thì máy nén bị ngắt và khi nhiệt độ này cao hơn 110C, thì máy nén được bật lên. Vì lý do này việc làm lạnh trở nên yếu đi nhưng hệ số hoạt động của máy nén giảm xuống.
GỢI Ý:
Để thay đổi hệ số hoạt động của máy nén, một số hệ thống sử dụng máy nén loại đĩa lắc để thay đổi một cách liên tục.
Điều khiển điều hoà kép (Máy lạnh phía sau)
1. Chức năng
Điều hoà kép và chu trình làm lạnh với máy lạnh phía sau có các giàn lạnh và các van giãn nở ở phía trước và phía sau. Điều này giúp cho việc tuần hoàn môi chất có thể được thực hiện bằng một máy nén.
Để điều khiển hai mạch môi chất cần phải bố trí thêm các van điện từ.
2. Nguyên lý hoạt động
Khi bật công tắc điều hoà trước, dòng điện đi qua van điện từ trước và van này mở trong khi đó dòng điện không đi qua van điện từ phía sau nên nó vẫn đóng do đó môi chất chỉ tuần hoàn trong mạch phía trước.
Khi công tắc điều hoà phía sau được bật, dòng điện đi qua cả van điện từ phía trước, phía sau và cả hai van điện từ này cùng mở. Do vậy môi chất tuần hoàn trong cả hai mạch trước và sau.
GỢI Ý:
Ở một số mẫu xe dòng điện chỉ qua van điện từ phía sau khi công tắc điều hoà phía sau được bật.
Điều khiển bù không tải
1. Chức năng
Ở trạng thái không tải như khi xe đi chậm hoặc dừng hẳn, công suất ra của động cơ rất nhỏ.
Ở trạng thái này, việc dẫn động máy nén sẽ làm quá tải động cơ làm nóng động cơ hoặc chết máy. Do đó một thiết bị bù không tải được lắp đặt để làm cho chế độ không tải hơi cao hơn một chút khi chạy điều hoà.
2. Nguyên lý hoạt động
ECU động cơ nhận tín hiệu bật công tắc A/C sẽ mở van điều khiển tốc độ không tải một ít để tăng lượng không khí nạp. Để làm cho tốc độ quay của động cơ phù hợp với chế độ không tải có điều hoà.
Điều khiển quạt điện
1. Chức năng
Quạt điện làm mát giàn nóng khi điều hoà hoạt động để tăng khả năng làm lạnh.
2. Nguyên lý hoạt động
Ở các xe làm mát két nước bằng quạt điện, sự kết hợp hai quạt cho két nước và giàn nóng điều khiển khả năng làm lạnh ở ba cấp (dừng xe, tốc độ thấp, tốc độ cao). Khi điều hoà không khí hoạt động, việc kết nối các công tắc của hai quạt nối tiếp (tốc độ thấp) hoặc song song (tốc độ cao) tuỳ thuộc vào áp suất của môi chất và nhiệt độ nước làm mát.
Khi áp suất môi chất cao hoặc nhiệt độ nước làm mát cao, thì hai quạt điện được kết nối song song và quay ở tốc độ cao.
Khi áp suất môi chất thấp hoặc nhiệt độ nước làm mát thấp, thì hai quạt được mắc nối tiếp.


Nguồn thegioioto.com.vn







Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Sách Hay Audio Book


 TS Lê Thẩm Dương 


Diễn Giả Francis Hùng



Diễn giả Quách Tuấn Khanh:


Kỹ Năng Sống:

!Niềm Tin 1                                                     ! Niềm Tin 2
!Mục Tiêu                                                       !Tầm Quan Trong Của Tình Bạn
!Lập Kế Hoạch                                               !Ý Nghĩa Thật Sự Của Việc Học
!Tạo Thoái Quen Đọc                                  !Thế Giới Quan
!Hiểu Về Não Bộ Để Học Tốt Hơn             !Rèn Luyện Sự Tập Trung
!Bí Quyết Rèn Luyện Não Bộ                      !Học Tập Theo Phương Pháp VAK
!Lòng Tự Trọng                                             !Xóa Bỏ Thoái Quen Trì Hoãn
!Nâng Cao Năng Lực Cảm Xúc                    !Kỹ Năng Giao Tiếp Hiệu Quả
!Phương Pháp Kaizen                                    !Trân Trọng Những Gì Mình Đang Có
!Khởi Đầu 1 Ngày Mới                                  !Rèn Luyện Thoái Quen Tích Cực
!Ứng Xử Văn Minh                                        !Kỹ Năng Chọn Sách
!Sống Hạnh Phúc Hơn                                  !Giao tiếp Với Người Lạ
!Kỷ Luật Bản Thân                                        !Tháp Tư Duy Bloom
!Thông Điệp Từ 5 Ngón Tay                       !Sức Mạnh Của Sự Sãn Sàng
!Kỹ Năng Họp Nhóm                                    !Tư Duy Cản Trở Thành Công
!Vượt Qua Sự Sợ Hãi                                     !Nói Lời Từ Chối Kéo Léo
!Rèn Luyện Tính Sáng Tạo                          !Trở Nên Tự Tin Hơn
!Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề                       !Dám Thất Bại
!Sử Dụng Thời Gian Hiệu Quả                      !5 Ngôn Ngữ Yêu Thương P1

    Lĩnh Vực nghiên cứu
                Đây làm những tài liệu mà tôi đã tìm thấy ,tôi tin là sẻ giúp cho tôi và những người bạn của mình .Xin Cảm ơn những diễn giả đã góp cho công đồng những bài hoc bổ ích.